1.Chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ
Sau khi bạn chọn được trường ưng ý bạn nên tìm các yêu cầu của trường và học bổng sau đó xem những gì cần phải hoàn thành (ví dụ như chứng chỉ ngôn ngữ,..). Bạn cần lên kế hoạch, lập danh sách các việc cần hoàn thiện theo thời gian và thứ tự ưu tiên
2. Nộp hồ sơ
Tất cả các hồ sơ đăng ký (CV/résumé, Personal statement/Motivation letter, Recommendation letters, Research proposal) nên viết một cách chắc chắn và logic để chứng minh rằng bạn là ứng cử viên phù hợp mà hội đồng tuyển sinh đang tìm kiếm.
2.1 Résumé or Curriculum Vitae
Curriculum Vitae (CV) chủ yếu được sử dụng cho các vị trí học thuật hoặc nghiên cứu. CV thường dài hơn và toàn diện hơn Résumé bao gồm kinh nghiệm học tập, thành tích, các lĩnh vực nghiên cứu mà bạn quan tâm, công bố nghiên cứu và hội thảo học thuật mà bạn đã trình bày.
Résumé là một bản tóm tắt các kỹ năng, giáo dục và kinh nghiệm của bạn.
Tại sao chúng lại quan trọng?
Résumé và CV của bạn tóm tắt việc bạn chuẩn bị cho vị trí mà bạn đang apply ngay cả khi bạn đang xin việc hoặc xin học bổng ở một trường đại học. Chúng là danh sách những trải nghiệm, thành tích, kỹ năng của bạn, v.v.
Do đó Résumé và CV là cách bạn chỉ cho cho trường đại học thấy cách bạn đã chuẩn bị kĩ càng cho việc nộp hồ sơ và theo học như thế nào. Bất kỳ thông tin nào không có trong Résumé và CV có thể điền vào Personal statement và Motivation letter.
2.2 Personal statement và Motivation letter
Personal statement là cơ hội để bạn chứng minh cá nhân mình. Đây là cơ hội để bạn nói về chính mình và giải thích cho trường đại học một cách chính xác về bạn.
Đó có thể là những nỗ lực của bạn trong quá trình học tập hoặc những kinh nghiệm làm thay đổi cuộc sống mà bạn đã trải qua.
Ví dụ như kinh nghiệm cá nhân của bạn trong việc nghiên cứu (kinh nghiệm đó là gì, kinh nghiệm đó giúp bạn ngày hôm nay như thế nào và trong tương lai nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng ra sao?
Sau đó, nói về kế hoạch và mục đích của bạn, nhấn mạnh vào bạn là ai.
Điều cốt yếu là bạn phải thành thật về chính mình và phác thảo bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng ủy ban tuyển sinh nên biết về bạn – những điều không thể hiện được trên CV của bạn hoặc trên bảng điểm của bạn.
Quan trọng nhất, với một Personal statement, bạn có nơi để được sáng tạo. Hãy cố gắng thu hút sự chú ý của người đọc bằng một giai thoại thú vị, hoặc câu chuyện từ cuộc sống của bạn. Bạn không cần cảm thấy bị hạn chế bởi bất kỳ hình thức, ngôn ngữ hoặc cấu trúc nào.
Motivation letter
Giống như một Personal statement, bạn cũng được yêu cầu nói về bản thân trong Motivation letter.
Sự khác biệt là bạn sẽ phải dành nhiều không gian hơn để thảo luận về những mục tiêu trong tương lai hơn là bạn nói về những trải nghiệm trong quá khứ. Bạn hy vọng gì trong tương lai (nghĩa là mục tiêu nghề nghiệp) và nó liên quan đến việc ứng tuyển như thế nào? Điều gì làm bạn trở thành ứng viên hoàn hảo cho chương trình này? (Bạn có thể nói về bản thân, cuộc sống, kinh nghiệm, khả năng của bạn)
Trong Motivation letter bạn phải trả lời rất nhiều câu hỏi “tại sao”. Tại sao bạn lại nộp đơn xin học chương trình này? Tại sao đây là thời điểm thích hợp để bạn đăng ký? Tại sao bạn đang ngồi và điền vào đơn xin học bổng, tại sao hội đồng tuyển sinh nên xem xét đơn của bạn. Bạn cần dành nhiều thời gian hơn để nói về cách bạn sẽ là người phù hợp nhất cho chương trình học này và điều gì buộc bạn phải học ở đó.
Tại sao chúng lại quan trọng?
Đây là những phần quan trọng cho việc apply của bạn. Bất cứ điều gì không thể hiện trên bảng điểm của bạn hoặc không được hiển thị trong hồ sơ của bạn có thể được thể hiện trong Personal statement và Motivation letter
Ví dụ, bạn có thể có ‘khoảng cách’ năm trong CV của bạn. Bạn đã trải qua chương trình Cử nhân của bạn, nhưng mất nhiều năm để hoàn thành nó khi bạn quyết định làm cái gì khác trong quãng thời gian đó. Có lẽ bạn đã thay đổi thái độ trong quá trình học tập của bạn. Bạn nên đề cập đến điều đó trong Personal statement và Motivation letter, giải thích lý do của bạn và nói với hội đồng tuyển sinh về những gì bạn học được.
Personal statement và Motivation letter cho hội đồng tuyển sinh thấy hoặc thuyết phục họ rằng bạn là ứng viên hoàn hảo cho trường đại học của họ.
Những tài liệu này là cơ hội đề cập đến bất cứ điều gì bạn nghĩ có thể đưa ra những câu hỏi hoặc thắc mắc khi họ xem xét đơn của bạn.
2.3 Recommendation letters
Thư giới thiệu được viết bởi nhà tuyển dụng mà bạn đã từng làm việc, đồng nghiệp, giáo viên hoặc một người khác có thể tiến cử công việc của một cá nhân hoặc thành tích học tập.
Hội đồng tuyển sinh sử dụng một quy trình toàn diện để tìm hiểu toàn bộ sinh viên, bao gồm cá tính, giá trị và mục tiêu. Nhận thức này giúp họ xác định ai sẽ là ứng viên thích hợp, để xây dựng một lớp học đa dạng với sinh viên có nhiều sở thích, kinh nghiệm và mục tiêu. CV/résumé, Personal statement/Motivation letter là cơ hội để bạn nói về bản thân mình nhưng thư giới thiệu là cơ hội để những người khác nói về bạn – một cách khách quan.
Thư giới thiệu của bạn có thể (và nên) tiết lộ một số điều về bạn. Họ nên nói đến những điểm mạnh và sở thích học tập của bạn, những phẩm chất cá nhân của bạn, vai trò của bạn trong cộng đồng trường học và hướng đi tiềm năng của bạn trong tương lai.
Đối với các ủy ban tuyển sinh muốn tìm hiểu thêm về bạn, những lá thư này cung cấp rất nhiều hiểu biết sâu sắc về bạn là ai và làm thế nào bạn sẽ phù hợp và làm việc với những người khác ở trường đại học, bạn sẽ đóng góp và gia tăng giá trị cho khuôn viên trường đại học và xã hội trong tương lai như thế nào.
Recommendation letters – Tại sao lại quan trọng?
Thư giới thiệu đóng vai trò quan trọng thể hiện khả năng của bạn trong công việc ở bậc đại học (thái độ của bạn đối với việc học, trách nhiệm và kết quả học tập của bạn).
Hội đồng tuyển sinh muốn tìm những sinh viên sẽ nổi trội trong lớp học. Ngoài lớp học, giáo sư và giảng viên đại học tìm kiếm những sinh viên sẽ tiếp tục tạo ra giá trị trong xã hội. Họ muốn đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà phát minh, kỹ sư hoặc doanh nhân. Họ đang tìm kiếm những sinh viên sẽ làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn và sử dụng giáo dục để đóng góp cho thế giới xung quanh họ.
Việc tìm kiếm sinh viên có những điểm mạnh trong học tập là một mục tiêu quan trọng của các Hội đồng tuyển sinh khi họ xem xét các lá thư giới thiệu. Như William Fitzsimmons, chủ nhiệm khoa Harvard , các lá thư giới thiệu là “cực kỳ quan trọng” và các ủy ban tuyển sinh đang tìm kiếm những lá thư cho thấy “sự tò mò về trí tuệ, sự sáng tạo và tình yêu học tập”.
Để làm nổi bật mình trong số những ứng viên khác, bạn nên chọn một người nào đó hiểu được thế mạnh của bạn, thành tích, kinh nghiệm làm việc và học tập của bạn để viết thư giới thiệu cho bạn. Nếu họ có danh tiếng trong lĩnh vực của bạn, thư giới thiệu của bạn rất tốt để có được học bổng hoặc được chấp nhận.
2.4 Research proposal
Một đề xuất nghiên cứu là một bản tóm tắt súc tích và mạch lạc trong nghiên cứu của bạn. Nó đưa ra các vấn đề trọng tâm hoặc các câu hỏi mà bạn định giải quyết. Nó vạch ra phạm vi nghiên cứu chung trong đó nghiên cứu của bạn đang ở đâu, đề cập đến tình hình nghiên cứu và bất kỳ bài nghiên cứu nào gần đây viết về chủ đề nghiên cứu đó. Nó cũng cho thấy tính độc đáo trong nghiên cứu của bạn.
Tại sao lại quan trọng ?
Đề xuất nghiên cứu là tài liệu quan trọng nhất mà bạn gửi trong quá trình đăng ký nộp hồ sơ. Nó cho bạn một cơ hội để chứng minh rằng bạn có năng khiếu cho nghiên cứu cấp độ sau đại học, ví dụ như bằng cách chứng minh rằng bạn có khả năng truyền đạt những ý tưởng phức tạp một cách rõ ràng, súc tích. Đề xuất nghiên cứu cũng giúp các bộ phận nhập học kết nối bạn với một người giám sát thích hợp.